Thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

Văn phòng điều hành là một phần quan trọng trong quản lý hoạt động của một doanh nghiệp, đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp xin cấp phép Thủ tục thành lập văn phòng điều hành cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi hiểu rõ những thủ tục phức tạp và quy định pháp lý liên quan đến việc thành lập văn phòng điều hành và giúp các khách hàng của chúng tôi hoàn thành thủ tục này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho khách hàng sự hỗ trợ tốt nhất để xin cấp phép Thủ tục thành lập văn phòng điều hành một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

1. Hợp đồng BCC là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

2.  Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

Điều 49 Luật đầu tư 2020 quy định về thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC. Theo đó:

– Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.

– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

3. Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành bao gồm:

  • Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm: tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng điều hành; nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành (theoban hành kèm theo  Mẫu A.I.8 Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;
  • Bản sao hợp đồng BCC.

 Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.
  • Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài.

637905880c602930fce335f9a55b3b2f

Thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

4. Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật đầu tư 2020. Cụ thể:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.

Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành bao gồm:

  • Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong trường hợp văn phòng điều hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
  • Danh sách người lao động, quyền và lợi ích của người lao động đã được giải quyết;
  • Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế;
  • Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bản sao hợp đồng BCC.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.

5. Căn cứ pháp lý

Ghi chú: Bài viết này chỉ dành để tham khảo và không được xem là bản tư vấn pháp lý của HTH & Partners. Nội dung bài viết thể hiện ý kiến riêng của HTH & Partners, nội dung này có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.

 

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *