Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Dịch vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là một trong những dịch vụ đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh hoạt động liên kết kinh doanh giữa các quốc gia ngày càng phát triển.

Để được đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là một trong những thủ tục quan trọng.

Với dịch vụ này của chúng tôi, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục liên quan. Các chuyên gia này không chỉ giúp khách hàng tìm hiểu thông tin cần thiết về quy trình đăng ký đầu tư mà còn đưa ra lời khuyên về các văn bản cần chuẩn bị, thời gian xử lý, chi phí đặt ra,…

Trong bài viết này, Chúng tôi hướng dẫn về trình tự, thủ tục về xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như sau:

1.    Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  • Thành lập công ty tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thành lập chi nhánh công ty Việt Nam tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Lưu ý: khi doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ta nước ngoài.

2.    Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài

  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
  • (Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
  • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

E8d68c4220b90929a4dc49730c50effb

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

3.    Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư;
  • Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

4.    Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu;

Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ cấp phép:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định ( trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài hoặc từ chối (cần có văn bản và nêu rõ lý do).

Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng nhà nước.

5.   Những lưu ý khi triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài

Một là, về mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài

Theo Điều 65 Luật đầu tư 2020 thì Nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư này và tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Hai là, về thông báo về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư

Ba là, về hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

– Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

– Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 Luật đầu tư 2020 nghĩa là Nhà đầu tư đã mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định.

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 66 Luật đầu tư 2020 thì việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đặc biệt, Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

Bốn là, về sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài

Theo Điều 67 Luật đầu tư 2020 Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

– Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

– Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;

– Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

Năm là, về việc chuyển lợi nhuận về nước

– Nhà đầu tư cần lưu ý trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận để sử dụng tái đầu tư nêu trên. Trong thời hạn 06 tháng nêu trên mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật đầu tư 2020

6.    Căn cứ pháp lý

Ghi chú: Bài viết này chỉ dành để tham khảo và không được xem là bản tư vấn pháp lý của HTH & Partners. Nội dung bài viết thể hiện ý kiến riêng của HTH & Partners, nội dung này có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *