Giấy phép lao động: Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp mới nhất

1. Khi nào phải xin cấp giấy phép lao động?

Giấy phép lao động là thủ tục chuyên biệt chỉ áp dụng cho người lao động nước ngoài tại làm việc tại Việt Nam, không áp dụng cho công dân Việt Nam làm việc trong nước. 

Để được nhập cảnh và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, người lao động nước ngoài bắt buộc phải có giấy phép lao động, trừ trường hợp được miễn GPLĐ theo quy định tại Nghị định 152/2020.

Bên cạnh GPLĐ, người lao động nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

2. Đối tượng nào được cấp giấy phép lao động

Để khuyến khích phát triển nguồn nhân lực trong nước, Việt Nam hạn chế tối đa việc sử dụng người lao động nước ngoài. Do đó, không phải người nước ngoài nào cũng được vào Việt Nam làm việc và được cấp GPLĐ.

Căn cứ khoản 1 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp trong nước chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài cho 04 vị trí sau đây:

a) Nhà quản lý doanh nghiệp

Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

b) Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

c) Chuyên gia

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

– Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

d) Lao động kỹ thuật

Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép lao động

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

a. Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I.

b. Giấy chứng nhận sức khỏe.

c. Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

d. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật:

  • Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành.
  • Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật.
  • Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời/chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ Việt Nam.
  • Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc của nước ngoài cấp và được cơ quan của Việt Nam công nhận.
  • Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc nước ngoài cấp và được cơ quan của Việt Nam công nhận.
  • Giấy chứng nhận hoặc giấy công nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài.
  • Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên Futsal cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương được AFC công nhận.
  • Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

e. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

f. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

g. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

h. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

  • Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại Việt Nam và văn bản chứng minh đã được doanh nghiệp đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục.
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…: Phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài và văn bản chứng minh đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.
  • Chào bán dịch vụ: Phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp thực hiện hợp đồng lao động và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật: Phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

Lưu ý: Các tài liệu được cấp bởi cơ quan, tổ chức nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt (có chứng thực) trước khi nộp hồ sơ xin cấp GPLĐ.

4. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Căn cứ theo các quy định tại Bộ luật Lao độngNghị định 152/2020/NĐ-CP, việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đủ điều kiện được thực hiện như sau:

a) Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ

– Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ như mục 3, đối với các tài liệu được cấp bởi cơ quan, tổ chức ngoài Việt Nam, doanh nghiệp phải hợp pháp hoá lãnh sự và dịch sang tiếng Việt trước khi nộp hồ sơ.

b) Thủ tục xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

– Bước 1: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được .

– Bước 2: Doanh nghiệp báo cáo giải trình với Bộ LĐ – TB- XH hoặc UBND cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I.

– Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, Bộ LĐ – TB- XH hoặc UBND cấp tỉnh  có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài 

Sau khi có quyết định chấp thuận cho doanh nghiệp sử dụng NLĐNN, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ xin cấp GPLĐ, trong trường hợp doanh nghiệp không được chấp nhận có thể tiến hành khiếu nại hoặc nộp mới hồ sơ giải trình.

c) Nộp đơn xin giấy phép lao động

– Bước 1: Doanh nghiệp nộp Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI và các hồ sơ khác theo quy định.

Nơi nộp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc.

Thời hạn nộp: Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

– Bước 2: Cơ quan nhà nước nhận hồ sơ và phát phiếu hẹn cho doanh nghiệp. 

– Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ xin cấp GPLĐ hợp lệ, Sở LĐ-TB-XH tiến hành cấp GPLĐ theo yêu cầu. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung.

– Bước 4: Doanh nghiệp đến nhận GPLĐ theo giấy hẹn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hãng luật Alegal về điều kiện, hồ sơ, thủ tục và trình tự cấp giấy phép lao động.

Quý khách hàng cần hỗ trợ pháp lý về việc xin cấp giấy phép lao động vui lòng liên hệ Hãng luật Alegal để được hỗ trợ. Mong rằng bài viết của Chúng tôi có thể mang lại những thông tin hữu ích cho quý khách.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay

Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh

Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện

Cá nhân được quyền thay đổi họ tên khi nào? Điều kiện và thủ tục để thay đổi họ tên

Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của người mang án tích

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *