Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Ngày nay, xuất khẩu lao động đã trở thành một ngành công nghiệp lớn với sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở Việt Nam. Với những đối tác đang tìm kiếm cơ hội xuất khẩu lao động, giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động là điều cần thiết để họ có thể hoạt động đầy đủ và hiệu quả nhất.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm và tay nghề cao, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng từ các bước đầu tiên trong việc chuẩn bị hồ sơ đến khi thành công trong việc xin cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

Với chúng tôi, khách hàng sẽ được hưởng một dịch vụ chuyên nghiệp, chi phí tối ưu và tiến độ hoàn thành đảm bảo. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất

Trong bài viết này, Chúng tôi hướng dẫn về trình tự, thủ tục về xin giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, cụ thể như sau:

1.    Đối tượng được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm

việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau đây về vốn:

  1. Vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (năm tỷ Việt Nam đồng).
  2. Có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.

2.    Điều kiện để cấp phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Điều kiện về loại hình doanh nghiệp và vốn:
  • Doanh nghiệp là công ty TNHH, CTCP, Cty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
  • Có vốn pháp định từ 05 tỷ đồng trở lên;
  • Có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
Về tiền ký quỹ:

Doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật:
  • Là công dân Việt Nam; trình độ từ đại học trở lên;
  • Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm;
  • Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, …
Điều kiện về nhân viên nghiệp vụ:

Doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện, đáp ứng 1 trong những tiêu chuẩn sau:

  • Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý;
  • Nếu không thuộc các nhóm ngành đào tạo trên thì cần có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Điều kiện về Cơ sở vật chất: 

Doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất sau đây:

  • Có phòng học và phòng nội trú cho ít nhất 100 học viên tại một thời điểm; có nơi sơ cứu, cấp cứu với trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu;
  • Phòng học có diện tích tối thiểu 1,4 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản phục vụ học tập;
  • Phòng nội trú có diện tích tối thiểu 3,5 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản đảm bảo phục vụ sinh hoạt nội trú; bố trí không quá 12 học viên/phòng; khu vực nội trú bố trí tách biệt cho học viên nam và nữ, có đủ buồng tắm và nhà vệ sinh.
  • Trường hợp doanh nghiệp thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều kiện về trang thông tin điện tử:

Doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải đáp ứng các điều kiện về trang thông tin điện tử như sau:

Phải có tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, đăng tải thông tin cơ bản của doanh nghiệp, đăng hình ảnh Giấy phép sau khi được cấp và nội dung thông tin về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục.

3.    Trình tự, thủ tục thực hiện xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp có yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;
  4. Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
  5. Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  6. Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  7. Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
  8. Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;
  9. Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.

Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

  • Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
    • Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
    • Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
    • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
  • Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

4.    Căn cứ pháp lý

Ghi chú: Bài viết này chỉ dành để tham khảo và không được xem là bản tư vấn pháp lý của HTH & Partners. Nội dung bài viết thể hiện ý kiến riêng của HTH & Partners, nội dung này có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *