Thủ tục cấp Giấy phép cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là một dịch vụ cung cấp giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực của mình bằng cách thuê lại lao động từ các đơn vị cung cấp, giúp giảm thiểu chi phí và tăng tính linh hoạt trong quản lý nhân sự. Tuy nhiên, để thuê lại lao động đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cần có giấy phép cho thuê lại lao động. Với đội ngũ chuyên viên và kinh nghiệm trong lĩnh vực, dịch vụ xin giấy phép cho thuê lại lao động của chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo việc thuê lại lao động là hợp pháp và đúng quy định của pháp luật, giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Trong bài viết này, Chúng tôi hướng dẫn về trình tự, thủ tục về xin giấy phép cho thuê lại lao động, cụ thể như sau:

1. Thành lập doanh nghiệp

Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy phép cho thuê lại lao động, doanh nghệp phải thành lập công ty, trong đó có mã ngành nghề như sau:

STT Mã ngành Chi tiết tên ngành nghề
1. 7810 Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm
2. 7820 Cung ứng lao động tạm thời
3. 7830 Cung ứng và quản lý nguồn lao động

Chi tiết:

-Hoạt động cho thuê lại lao động

2. Xin giấy phép cho thuê lao động

Để xin cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
  • Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp
  • Không có án tích;
  • Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời gian 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép;
  • Doanh nghiệp đã thực hiện kỹ quỹ 2.000.000.000 (Hai tỷ Việt Nam Đồng)

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch; các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật;
  • Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động). Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP

4. Quy trình xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Bước 1: Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ.

– Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

5. Thời hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Căn cứ Khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

  • Thời hạn của giấy phép tối đa là 60 tháng;
  • Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
  • Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đa được cấp trước đó.

Nói chung, việc thuê lại lao động là một giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân lực. Với dịch vụ xin giấy phép cho thuê lại lao động của chúng tôi, chắc chắn sẽ giúp cho việc tìm kiếm và quản lý nhân lực trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo uy tín và tin tưởng của khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Ghi chú: Bài viết này chỉ dành để tham khảo và không được xem là bản tư vấn pháp lý của HTH & Partners. Nội dung bài viết thể hiện ý kiến riêng của HTH & Partners, nội dung này có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *